Lễ Thành Hôn là một nghi thức truyền thống trong đám cưới Việt Nam, góp phần gắn kết hai bên gia đình dâu rể tạo mối quan hệ thông gia bền chặt. Được tổ chức liền mạch và tiếp nối với lễ cưới ở nhà gái, lễ Thành Hôn (hay Tân Hôn) bao gồm một loạt các nghi lễ truyền thống được thực hiện theo trình tự cụ thể. Trong bài viết này, hãy cùng WEDDINGBOOK tìm hiểu trình tự để nhà trai tổ chức lễ Thành Hôn một cách đầy đủ và chi tiết nhé!
1. Lễ Thành Hôn là gì?
Lễ Thành Hôn là một trong những nghi thức quan trọng nhất trong truyền thống cưới hỏi của người Việt Nam. Thời gian diễn lễ Thành Hôn là ngay sau khi chú rể đã rước cô dâu từ nhà gái, và quay trở về nhà của mình. Đây được xem là sự kiện nhà trai chính thức thông báo với tổ tiên, họ hàng và người quen thân thiết rằng gia đình đã có thêm một nàng dâu mới.
Hiện nay, nhiều cặp đôi chọn tổ chức lễ Thành Hôn tại các nhà hàng tiệc cưới với tên gọi tiệc Tân Hôn, với các nghi thức đơn giản hơn như lời chúc từ cha mẹ hai bên, chia sẻ về hành trình yêu và cưới của cặp đôi và một lễ nâng ly chúc mừng. Đây không chỉ là dịp để cô dâu và chú rể tỏ lòng biết ơn các đấng sinh thành và những người ủng hộ mối quan hệ của cặp đôi, mà còn là thời điểm để tất cả mọi người cùng tụ họp, gặp gỡ và chia sẻ niềm vui hạnh phúc của dâu rể.
2. Đặc điểm phân biệt lễ Thành Hôn và Tân Hôn
Thành Hôn - Tân Hôn đều là nghi thức cưới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong văn hóa của người Việt. Cách gọi lễ Thành Hôn hay lễ Tân Hôn chỉ có một chút sự khác nhau ở việc sử dụng theo vùng miền, phản ánh sự đa dạng văn hóa và phong tục của từng địa phương nhưng đều mang ý nói về nghi thức chính thức rước nàng dâu về nhà chồng diễn ra ở nhà trai.
Cụ thể, "Tân Hôn" theo nghĩa Hán Việt là một buổi chiều hoàng hôn mới, ám chỉ truyền thống lễ đi đón cô dâu về nhà chồng ở miền Nam Việt Nam, thường diễn ra vào giờ Hoàng Đạo đẹp nhất vào buổi chiểu. Đoàn đón dâu được dẫn đầu bởi một người có tuổi được kính trọng, đóng vai trò vị Chủ Hôn Nhà Trai, chính thức rước thành viên mới về nhà.
Mặt khác, lễ “Thành Hôn" hoặc còn gọi là tiệc “Thành Hôn" thường được cả hai gia đình nhà trai, nhà gái cùng tổ chức sau khi cô dâu và chú rể đã trở về nhà chồng ở miền Bắc. Các bữa tiệc Thành Hôn thường được tổ chức tại nhà hàng hoặc khách sạn lớn, với sự tham dự của bạn bè và người thân từ cả hai gia đình. Các nghi lễ truyền thống như trao sính lễ và rước dâu vẫn được thực hiện, nhưng thường được gọn nhẹ và đơn giản hơn.
3. Những việc nhà trai cần chuẩn bị trước lễ Thành Hôn
Những việc nhà trai cần chuẩn bị trước lễ Thành Hôn là bước quan trọng để đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ và trang trọng vào ngày lễ trọng đại. Dưới đây là danh sách các công việc cần thiết mà nhà trai cần xem xét và chuẩn bị để bạn có thể dễ dàng kiểm tra và thực hiện:
3.1. Tân trang nhà cửa và bàn thờ gia tiên
Sửa chữa và tân trang nhà cửa là điều cực kỳ cần thiết, đặc biệt nếu gia đình vẫn chưa có nhà riêng cho đôi vợ chồng mới. Một không gian khang trang không chỉ thể hiện sự tôn trọng, chỉn chu đối với đám cưới mà còn là bước khởi đầu thoải mái, tốt đẹp cho cuộc sống hôn nhân trong tương lai của cặp đôi.
Trong quá trình dọn dẹp và tân trang nhà cửa, bàn thờ ông bà cũng nên được chú tâm chăm chút, vì đây là một nơi phần không thể thiếu trong nghi thức lễ Thành Hôn, thể hiện sự kính trọng và biết ơn đối với tổ tiên, các đấng sinh thành.
3.2. Mua sắm sính lễ cho tráp xin dâu
Chuẩn bị các sính lễ cho tráp xin dâu là một phần quan trọng của nghi thức lễ Thành Hôn. Điều này bao gồm trang sức, nhẫn cưới, tiền nạp tài, và các lễ vật khác. Việc sắm sửa sính lễ thường được hai gia đình trao đổi kỹ lưỡng trước khi thực hiện để đảm bảo chu đáo và phù hợp với yêu cầu của gia đình nhà gái.
Cụ thể, các lễ Tân Hôn 2-3 tháng nhà trai cần mua nhẫn cưới để trừ hao thời gian chọn lựa và điều chỉnh nếu cần thiết. Ngoài ra, cần chuẩn bị thêm một bộ trang sức cưới có hoa tai, kiềng vàng, lắc tay,… để tặng cho con dâu mới. Cuối cùng, tiền nạp tài là một phần quan trọng của nghi thức Tân Hôn, thể hiện lòng cảm mến và sự san sẻ chi phí cho việc tổ chức cưới hỏi với gia đình nhà gái.
3.3. Mời họ hàng tham dự lễ Thành Hôn
Lễ Thành Hôn thường chỉ dành cho những người thân thiết và quan trọng trong gia đình và dòng họ nhà chú rể. Việc lên danh sách khách mời và ngỏ lời trước ít nhất 2 tuần là một bước quan trọng và cần thiết, để đảm bảo sự hiểu biết và tôn trọng mọi người. Đặc biệt, nếu bạn nhờ ai đó đi đón dâu cùng, hãy đảm bảo họ cũng được mời tham dự lễ.
3.4. Mời chủ hôn cho nhà trai
Chủ Hôn thường là người có vị trí cao trong gia đình, thường là ông trưởng tộc, trưởng họ hoặc người có uy tín và kinh nghiệm. Việc chọn người làm Chủ Hôn là rất quan trọng, vì họ sẽ đại diện cho nhà trai trong các cuộc nói chuyện, cử hành lễ nghi và tương tác với nhà gái. Hãy tìm kiếm người có khả năng giao tiếp và ứng xử tốt, hoặc thậm chí cân nhắc thuê người làm Chủ Hôn chuyên nghiệp nếu cần thiết.
3.5. Đặt dịch vụ cưới cần cho lễ Thành Hôn
Trang trí gia tiên: Cần chuẩn bị cổng hoa, bàn ghế hai họ, hoa tươi để bàn và các chi tiết trang trí khác. Để đảm bảo mọi thứ được chu đáo, nên đặt dịch vụ trang trí trước ít nhất 2 tháng.
Xe cưới: Thống nhất với nhà gái về số lượng người sẽ đi đưa dâu và chuẩn bị xe cưới phù hợp. Cũng nên xem xét trang trí xe hoa bởi nhà trai hoặc cùng hợp tác với dịch vụ trang trí.
Hoa cầm tay: Chuẩn bị bó hoa cầm tay cho cô dâu, thường được chọn 1 - 2 tuần trước ngày cưới.
Quay chụp: Chọn ê-kip chụp hình và quay phim để ghi lại khoảnh khắc quý giá của gia đình. Bạn có thể đặt dịch vụ này cùng lúc với trang trí gia tiên.
Áo dài cưới: Chuẩn bị trang phục cho cả gia đình, đặc biệt là cho chú rể và cha mẹ, cần thực hiện sớm để có đủ thời gian điều chỉnh nếu cần.
Đội bưng quả: Đội ngũ bưng quả cần được lựa chọn kỹ lưỡng về độ tuổi, ngoại hình và thời gian phù hợp với ngày cử hành lễ Thành Hôn. Nếu cần thiết, bạn có thể thuê người hoặc nhờ bạn bè thân thiết tham gia.
Phong bì lì xì: Chuẩn bị phong bì lì xì để trao cho người bưng quả và thực hiện nghi lễ "trao duyên".
3.6. Chuẩn bị phòng tân hôn cho cô dâu chú rể
Đảm bảo rằng phòng tân hôn được trang bị đầy đủ tiện nghi và thoải mái để cung cấp một không gian ấm áp và lãng mạn cho đôi uyên ương mới. Cần mua sắm nội thất và vật dụng mới cho phòng tân hôn, đảm bảo rằng mọi thứ đều sạch sẽ và sẵn sàng chào đón cặp đôi trong ngày đầu về chung một nhà.
4. Nhà gái có cần chuẩn bị cho lễ Thành Hôn không?
Đối với nhà gái, việc chuẩn bị hoàn chỉnh lễ Vu Quy chính là bước chuẩn bị quan trọng và cần thiết nhất để đón gia đình, họ hàng chú rể đến rước dâu và cử hành nghi thức tiếp theo là Thành Hôn ở nhà trai.
5. Chi tiết trình tự làm lễ Thành Hôn
5.1. Nhà trai sang nhà gái xin dâu
Khởi hành sang nhà gái đón dâu được xem là bước đầu tiên bắt đầu nghi thức lễ Thành Hôn, việc được nhà gái tiếp đón nồng hậu là minh chứng cho việc đồng thuận, chấp nhận và ủng hộ từ phía gia đình nhà gái. Nhà trai thường chọn giờ Hoàng Đạo đẹp nhất trong ngày cưới được ấn định bởi sự thỏa thuận của hai bên gia đình để di chuyển sang nhà gái với các tráp cưới và quà lễ.
5.2. Hoàn thành lễ Vu Quy ở nhà gái
Có nhiều nghi thức cặp đôi cần thực hiện để hoàn thành lễ Vu Quy ở nhà gái và chuẩn bị bước sang lễ Thành Hôn ở nhà trai, nhưng trong đó quan trọng nhất vẫn là 2 việc:
Một là trao tráp xin dâu, đây là nghi thức thể hiện sự chân thành, lòng biết ơn đối với công ơn dưỡng dục sinh thành của gia đình đối với cô dâu. Đồng thời, là hành động ngỏ lời hỏi cưới, bày tỏ tâm ý muốn rước con gái nhà thông gia về làm con dâu trong gia đình.
Hai là cặp đôi phát biểu, làm lễ trước bàn thờ gia tiên nhà gái nhằm trình bày, giới thiệu thành viên mới trong gia đình đồng thời thông báo với tổ tiên việc gả người con gái trong gia đình.
5.3. Cô dâu lên xe hoa di chuyển về nhà trai
Sau lễ vu quy, cô dâu sẽ lên xe hoa cùng với đoàn từ nhà trai, cùng một vài thành viên thân thiết trong gia đình cô dâu và di chuyển về nhà trai để tiếp tục lễ Thành Hôn.
5.4. Cử hành lễ gia tiên tại nhà trai
Tương tự với các nghi thức trước bàn thờ gia tiên tại nhà gái, cặp đôi cũng cần tiến hành một số bước dâng hương, phát biểu và cúi lạy trước bàn thờ gia tiên ở nhà trai để thể hiện lòng thành và sự tôn trọng đối với tổ tiên, dòng họ.
5.5. Làm lễ dâng trà
Kế tiếp, lễ dâng trà là một phần không thể thiếu trong lễ Thành Hôn truyền thống, thể hiện sự kính trọng và lòng thành của cô dâu và dâu rể đối với người lớn hai gia đình. Đồng thời đây cũng là dịp để đôi vợ chồng mới cưới lần lượt chào hỏi người thân trong gia đình, nhận về lời chúc phúc và những món quà cưới ý nghĩa.
5.6. Trao nhẫn cưới, rót rượu và cắt bánh cưới
Trao nhẫn cưới, cắt bánh và uống rượu giao bôi là một vài trong số các nghi thức cưới điển hình được nhiều cặp đôi và gia đình lựa chọn để đánh dấu khoảnh khắc dâu rể chính thức hoàn thành các nghi thức cưới truyền thống và trở thành vợ chồng trước sự công nhận của họ hàng, gia đình.
5.7. Dâu rể thăm phòng Tân Hôn
Cuối cùng, sau khi đã hoàn thành các bước lễ cưới chính thức, dâu rể sẽ thăm phòng tân hôn cùng với cô dâu, nơi họ sẽ bắt đầu cuộc hành trình mới của họ với tình yêu và hạnh phúc.
Hy vọng với những nội dung về lễ Thành Hôn hay còn được xem là Tân Hôn do WEDDINGBOOK chọn lọc và sưu tầm, bạn đọc đã phần nào hiểu hởn về nghi thức cưới truyền thống này. Cũng như có thêm những góc nhìn từ tổng quan đến chi tiết các bước chuẩn bị và tổ chức một cách trọn vẹn, ấm cúng và ý nghĩa. Để tìm hiểu thêm về các nghi thức và kinh nghiệm cưới hỏi, mời bạn đọc tiếp tục truy cập trang Blog Cưới của chúng tôi!